Khi đi du lịch đến Nha Trang bạn đừng bạn bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ốc món ngon Nha Trang. Mùa ốc ngon nhất từ tháng 2 đến tháng 9. Sang tháng 10 là mùa ốc sinh sản, con ốc lúc này hết ngon bởi lạn sạn ốc con trong bụng.
Ăn cua tốt nhất là dùng tay. Tuần tự dùng tay bóc yếm, tách mai, bẻ mình rồi khéo léo gỡ từng mảng thịt cua trắng phau nhúng vào đĩa muối tiêu chanh… Ôi, thật tuyệt!
Nếu cua luộc giữ được vị thanh khiết tự nhiên thì cua rang muối lại mang đậm hương vị mặn mòi của biển cả. Cua rang muối được chế biến khá công phu. Cua chặt miếng, càng đập dập, ướp mắm muối, gia vị trước khi đưa vào chảo chiên đều với vài loại gia giảm khác. Món này đậm đà hơn hẳn cua luộc song vẫn giữ được hương vị thơm ngon khá đặc trưng của cua. Và tất nhiên, cua rang muối tuyệt hơn nhiều nếu bạn ăn bằng tay.
Đặc sản nổi tiếng ở Khánh Hòa là loại cua Huỳnh Đế – một loại cua rất hiếm, có hình thù khá đặc biệt, hơi giống con rùa nhỏ với đầu, thân và mai dính liền nhau…
Món Bún Sứa Nha Trang
Bún sứa Nha Trang thường dùng sứa mà ngư dân đánh bắt được ở tận ngoài các đảo xa, khác biệt với các loài sứa độc gây ngứa khi ta lở chạm phải. Món bún sứa có ở rất nhiều nơi, tại rất nhiều các tỉnh vùng biển của Việt Nam như Ninh Thuận, Phú Yên,… nhưng được du khách ưa chuộng nhất vẫn là món bún sứa Nha Trang.
Món bún sứa Nha Trang được người dân nơi đây chế biến từ các loại hải sản có sẵn, và mùi vị rất thơm ngon. Nước dùng của món bún sứa không làm ngọt bằng các loại thịt như ở những địa phương khác, nồi nước dùng của món bún sứa mang vị ngọt của những nguyên liệu biển như: cá, tôm, mức… Nước của bún sứa Nha Trang chủ yếu được nấu bằng cá liệt, loại cá chỉ to hơn ba ngón tay, không xương và mang vị ngọt tự nhiên của biển cả.
Sứa trong bún sứa muốn ngon phải cắt miếng to, không nên cắt nhỏ như khi trộn gỏi, những miếng sứa trong bún cắn to, khi ăn cắn sựt sựt sẽ làm cho người ăn có cảm giác thích thú. Ngoài ra còn có chả cá bao gồm các loại cá trứ danh: thu, nhồng, đối… được lóc xương lấy thịt quết đến nhuyễn và dai, sau đó vo thành viên nhỏ rồi hấp chín. Khi ăn, chỉ cần lấy bún, rau ghém, sứa đã rửa sạch và vài viên chả cá cho vào tô, chan nước dùng nóng hổi là đã thành tô bún ngọt vị cá, giòn tươi từng miếng sứa.
Món bún sứa chỉ có thế, đơn giản và mộc như thế nhưng khi ai đã từng một lần thưởng thức thì không nên nào cưỡng lại sự hấp dẫn của nó. Không chỉ những người dân Nha Trang mà đến cả những du khách khi nói về bún sứa thì vẫn nhắc hoài vị bún đặc biệt của Nha Trang.
Ai đã từng đến du lịch Nha Trang mà chưa một lần thưởng thức món bún sứa Nha Trang thì đó đúng là một điều thiếu sót đáng tiếc, có thể nói đến du lịch Nha Trang mà chưa ăn thử bún sứa một lần thì chưa gọi là đến Nha Trang.
Món Bánh Canh Chả Cá Nhồng – Nha Trang
Bánh canh chả cá là món ăn nổi tiếng của các tỉnh miền Trung nói chung và Nha Trang nói riêng. Với hai thành phần chính là sợi bánh canh và chả cá, tùy vào từng địa phương mà món ăn có cách biến tấu khác nhau tạo sự hấp dẫn riêng. Từng lá chả cá dai, mềm, khi ăn có vị ngọt tự nhiên chính là điểm hấp dẫn tạo nên sự khác biệt cho món ăn bình dị này ở thành phố biển Nha Trang.
Nhờ sự phong phú của biển cả nên chả cá được làm từ rất nhiều loại cá. Từ cá thu, cá cờ, cho đến cá chỉ vàng, cá mối… đều được dùng để tạo ra những lát chả cá vàng ươm, thơm ngon, có thể thuyết phục bất cứ thực khách khó tính nào. Ngoài ra, còn một loại chả cá nữa mà những người sành ăn khó có thể bỏ qua là chả cá nhồng.
Cá nhồng là một trong những loại cá hung dữ của biển cả, gồm nhiều loại, loài lớn nhất có thể dài đến gần 2 m. Ở vùng biển Nha Trang, cá nhồng có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ bằng cổ tay người lớn. Cá nhồng làm chả phải chọn con lớn, mới được đánh bắt lên. Cá sau khi làm sạch được lấy thịt bằng hai cách. Bạn có thể dùng dao lóc thịt phi lê cá hoặc mổ đôi cá, dùng chầy chần cho thịt cá mềm rồi dùng thìa nạo sạch thịt. Cách thứ hai mất nhiều thời gian nhưng khi chế biến sẽ cho thành phẩm ngon hơn.
Cá sau khi nạo được cho vào cối quết nhuyễn với tiêu, đầu hành, muối, đường. Khi thịt cá thật nhuyễn thì cho ít bột mì vào rồi tiếp tục quết đến khi thịt cá mềm, mịn, dẻo và dai là được. Thịt cá sau đó được chia thành từng miếng tròn khoảng bằng bàn tay rồi đem chiên vàng hoặc hấp chín tùy ý thích.
Một điểm cộng cho món ăn này là sợi bánh canh được làm từ bột gạo mới xay nên sợi bánh mềm, mịn và không có mùi chua như sợi bánh làm từ bột gạo xay sẵn. Thường thì các quán ăn sẽ tự làm sợi bánh nên bạn đừng bất ngờ khi thấy sợi bánh được tạo hình khác nhau tùy theo ý thích của từng quán.
Khi có thực khách ăn, sợi bánh canh sẽ được chần qua nước sôi rồi cho vào bát. Tiếp đến là những lát chả cá chiên vàng, ít hành ngò, dăm lát ớt rồi chan ngập nước dùng. Tô bánh canh bốc khói, hương thơm của hành ngọ quyện trong hương vị đậm đà của món ăn khiến bạn khó có thể cầm lòng được. Húp một thìa nước dùng để cảm nhận cái vị ngọt thanh của nước lèo, gắp một lát chả cá chấm vào chén tương ớt rồi cho vào miệng, thịt cá mềm dai, tương ớt cay nồng vừa thích thú vừa phải xuýt xoa. Nếu có dịp đến du lịch ở thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), bạn đừng quên thưởng thức món ăn bình dị nhưng rất ngon miệng này.
Bánh Tráng Xoài – Nha Trang
Nguyên liệu chỉ có xoài chín, ít đường cùng sự khéo léo đã tạo ra món ăn thật độc đáo.
Du Lịch Nha Trang không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều bãi biển đẹp, mà nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn ngon, độc đáo như bún lá cá dầm, bún sứa, lươn chình, sò huyết sốt me, mực, cá nhái, bánh căn, bánh ướt, bánh tráng… Trong đó bánh tráng xoài cũng là món độc đáo, dân dã, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn.
Bánh tráng xoài – cái tên nghe vừa lạ lại vừa quen. Bởi bánh có hình dạng giống chiếc bánh tráng, nhưng nguyên liệu chế biến chỉ có xoài chín và một chút đường cùng với bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên một loại bánh dân dã và trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của Khánh Hòa.
Xoài cát ở Khánh Hòa rất nhiều, ăn và bán quả tươi không hết người ta tận dụng làm bánh xoài, vừa thơm ngon lại có thể để được lâu. Cách chế biến bánh tráng xoài rất đơn giản. Người ta chọn xoài chín, rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Để nước xoài không có xơ, người ta thường dùng tay bóc vỏ chứ ít khi dùng dao gọt, hơn nữa xoài chín nên rất dễ bóc. Sau đó dùng nạo có lỗ to, chà xát mạnh rồi đặt dưới bát hoặc chậu nhỏ. Nạo cho tới khi quả xoài đến hạt.
Kế đến, họ lấy nước xoài cho vào nồi, chảo và đặt trên bếp, cho thêm chút đường cho ngọt, sau đó vừa đun vừa khuấy đều tay để xoài không cháy, thịt xoài không dính xoong. Nấu cho đến khi sôi, hỗn hợp sền sệt là được.
Tiếp theo là công đoạn phơi bánh, họ trải một miếng nhựa ra chiếc nong, nia hay sàng (nhiều nhà không dùng miếng nhựa có thể thay bằng bánh tráng khô mua ngoài chợ), cho hỗn hợp nước xoài vào rồi láng mỏng ra cho hết mặt nia. Cuối cùng, mang ra sân phơi nắng tới khi sờ vào không dính tay, có thể nhấc bánh lên là được. Thông thường trời nắng gắt, phơi bánh 2 ngày là có thể dùng được.
Bánh tráng xoài sau khi phơi xong được cắt ra thành miếng hình chữ nhật vừa phải và bọc trong túi nylon để bảo quản. Bánh xoài còn độc đáo ở chỗ nó giữ được rất lâu mà không cần sử dụng bất kì hóa chất nào bởi vị chua của xoài và cách chế biến dựa vào nắng tự nhiên.
Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.