Trang chủ » Ẩm thực & Sức khỏe » Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
banner youtube amthucquan

Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Khi khoai tây mọc mầm có ăn được không, đây là thắc mắc của rất nhiều người. Bietaz.com sẽ giải đáp vì sao khoai tây mọc mầm và những độc hại của nó.

Khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu khoai tây mọc mầm có độc hay không, và những vấn đề liên quan khi gặp phải khoai tây mọc mầm.

Khoai tây mọc mầm có độc không?

Khoai tây mọc mầm độc như thế nào?

– Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây.

– Khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Qua nhiều nghiên cứu, người ta thấy chất solanine phân bố trong củ khoai tây mọc mầm là:

  • Trong mầm khoai tây và chân mầm: 420 – 730mg/100g
  • Trong vỏ khoai: 30 – 50mg/100g
  • Trong ruột khoai: 4 – 7mg/100g
Xem thêm  Ăn đường nhiều cực kỳ có hại, vậy ăn bao nhiêu là đủ ?

Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 – 0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.

– Khi củ có vỏ màu xanh lá cây và mọc mầm, nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai sẽ gây ra vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nặng hơn, có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh như mê sảng, ảo giác, đau đầu,…

– Vì vậy, nếu lỡ mua trúng khoai tây mọc mầm, bạn nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại và rằng khoai được an toàn. Tốt nhất là không nên ăn củ khoai tây này.

Các triệu chứng ngộ độc khoai tây

– Ngộ độc khoai tây có thể xảy ra nếu bạn ăn vỏ xanh trên củ hoặc các mầm khoai. Nếu ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, các triệu chứng sẽ trầm trọng và đau đớn hơn. Bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng về thần kinh cùng với các trục trặc về tiêu hóa như mê sảng, tiêu chảy, giãn đồng tử, sốt theo cơn, ảo giác, đau đầu, sốc, hạ thân nhiệt, tê liệt, chậm chạp, thở chậm lại, đau bụng, nhìn kém, nôn,…

– Thời gian phục hồi sau ngộ độc khoai tây phụ thuộc vào số lượng alkaloid cũng như mức độ điều trị và trợ giúp y tế. Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày. Có người phải nằm viện, thậm chí tử vong do ngộ độc khoai tây cũng đã được ghi nhận, mặc dù rất hiếm.

Xem thêm  9 lợi ích bất ngờ của cà phê với sức khỏe đã được khoa học chứng minh

Cách xử lý khoai tây mọc mầm

Không cẩn thận, chất độc trong khoai tây có thể khiến gia đình bạn bị ngộ độc.

– Để loại bỏ các chất độc solanin cần gọt kỹ vỏ, chất này cũng có thể tan trong nước và khi ngâm nước có thể cho thêm vài hạt muối trước khi nấu vài giờ để loại bỏ chất độc. Trường hợp củ khoai mới nảy 1-2 mầm nhỏ nếu ta không bỏ cả củ thì ít nhất cũng phải bỏ hết mầm và khoét bỏ hết chân mầm, đồng thời gọt bỏ vỏ (chứ không chỉ cạo sơ qua như nhiều người vẫn làm). Sử dụng lò viba (vi sóng) cũng chỉ có tác dụng làm giảm chút ít.

– Tốt nhất vẫn là loại bỏ chúng đi mà không nên tiếc.

Làm thế nào để tránh ngộ độc khoai tây?

– Ngộ độc khoai tây có thể tránh được một cách dễ dàng bằng việc lưu trữ đúng cách, ăn sớm ngay sau khi đã mua, gọt vỏ và bỏ mầm xanh. Không nên ăn khoai tây đã mềm nhũn, cũ và mọc mầm.

– Chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng. Nên chọn khoai còn rắn, chắc tay, không có mầm khi mua tại chợ, siêu thị. Củ nào cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn.

Làm thế nào để tránh ngộ độc khoai tây?

Nên chọn mua khoai tây màu vàng, còn rắn, chắc tay, lành lặn, vỏ trơn nhẵn, không có mầm

– Khoai tây mọc mầm nhờ sự ấm áp, độ ẩm và ánh sáng. Vì vậy, bạn không nên để khoai tây ở nơi có ánh sáng, nên cất khoai chưa rửa ở nơi mát, tối, khô ráo nếu chưa thể ăn ngay, đặc biệt không trữ khoai tây quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ.

Xem thêm  10 loại trái cây nên và không nên bỏ hạt nhiều người hay làm ngược lại

– Cho khoai tây vào thùng thoáng khí và không bị ẩm.

– Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chế biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.

– Cách nấu khoai tây cũng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Cách tốt nhất để làm giảm các chất độc này là chiên ở nhiệt độ cao (170 độ C).

Vậy khoai tây mọc mầm có ăn được không?

Với các thông tin trên, chúng ta đã thấy rằng, củ khoai tây mọc mầm vô cùng độc hại. Do đó, bạn không nên ăn khoai tây đã mọc mầm mà hãy vứt bỏ chúng đi.

Nếu bạn vô tình ăn phải khoai tây chứa chất độc, hãy đến bác sĩ ngay.

khoai tây mọc mầm có ăn được không

Ăn khoai tây mọc mầm dễ bị ngộ độc

Lời kết

Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã biết việc lựa chọn, bảo quản khoai tây tránh bị mọc mầm. Nếu có ai hỏi khoai tây mọc mầm có ăn được không thì bạn giải thích cho họ những thông tin khoa học trên đây nhé.

Hãy bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và những người thân của mình.

2/5 - (1 vote)
qc giá rẻ