Dưới đây là danh sách “những thói quen buổi sáng là sát thủ của gan” được các chuyên gia y tế đặc biệt cảnh báo.
Được nhắc tới như “nhà máy xử lý độc tố” của cơ thể, gan là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng những cũng rất dễ bị tổn thương.
Theo đó, chỉ cần một vài thói quen rất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ quan nhạy cảm này, thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của chúng ta.
1. Ngủ không đủ giấc
Từ 1:00 đến 3:00 là khoảng thời gian tối quan trọng đối với gan. Đây cũng là “khung giờ vàng” để tiến hành nuôi dưỡng cơ quan này.
Bởi vậy, việc ngủ muộn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian nghỉ ngơi và khả năng phục hồi của gan. Đối với những người bị viêm gan, việc ngủ không đủ giấc còn có thể khiến cho bệnh tình trở nặng.
Thiếu ngủ, thức khuya sẽ gây nên những tác hại không mong muốn với gan và nhiều cơ quan khác. (Ảnh minh họa)
Do đó, để hạn chế những biến chứng không mong muốn, chúng ta nên đảm bảo thời gian và chất lượng giấc ngủ.
Lên giường trước 11 giờ và đảm bảo sâu giấc trong khoảng thời gian từ 1:00 đến 3:00 là cách chăm sóc tốt nhất cho cơ quan được ví như “nhà máy xử lý độc tố” của cơ thể.
2. Ăn uống quá độ
Người hiện đại thường có thói quen ăn uống tùy tiện, đặc biệt là ăn quá nhiều vào bữa sáng. Trên thực tế, chế độ ẩm thực không cân đối sẽ tạo nhiều áp lực lên dạ dày, đồng thời khiến cho gan nhiễm mỡ nhiều hơn.
Ăn quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường đối với sức khỏe, trong đó bao gồm có việc gây hại cho gan. (Ảnh minh họa).
Vì vậy, việc ăn quá nhiều không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa mà còn sản sinh ra các “gốc tự do” – nguyên nhân sinh ra nhiều bệnh tật.
Trong khi đó, tác dụng chủ yếu của gan là đối phó với các “gốc tự do”, giúp cơ thể bài trừ độc tố, thanh lọc máu. Do đó, các “gốc tự do” trong cơ thể càng nhiều, công năng gan càng bị hao tổn nghiêm trọng.
3. Nhịn tiểu vào buổi sáng
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh độc tố trong cơ thể được thải ra ngoài thông qua mồ hôi, đại tiện và tiểu tiện.
Sau một giấc ngủ dài vào đêm hôm trước, việc chúng cần làm là “tống khứ” các chất độc ra khỏi cơ thể, mà cách thức đơn giản và phổ biến nhất chính là đi tiểu. (Ảnh minh họa).
Thói quen nhịn tiểu vào buổi sáng sẽ khiến độc tố tích trữ trong cơ thể, lâu dần sẽ gây ra tình trạng ngộ độc gan. Do đó, đi tiểu sau khi ngủ dậy là việc làm cần thiết để bảo vệ gan.
4. Khởi đầu ngày mới trong tâm trạng không tốt
Bắt đầu ngày mới bằng những cảm xúc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần, hiệu suất làm việc mà còn gây tổn hại nhiều cơ quan của cơ thể, trong đó có gan.
Khi cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực máu sẽ tăng cao, khiến cho lượng máu lưu thông của gan giảm mạnh, không đủ để duy trì các hoạt động bình thường.
Trung y còn có câu “lo lắng hại tỳ, giận dữ hại gan”. Trong số các cảm xúc tiêu cực, sự bực bội, nóng giận là gây ảnh hưởng tới gan nhiều hơn cả. (Ảnh minh họa).
Do đó, khởi đầu ngày mới bằng những cảm xúc tích cực, đồng thời học cách cân bằng tâm trạng, hóa giải những bức xúc không tốt ở trong lòng, giữ cho bản thân luôn lạc quan, vui vẻ là một trong những phương pháp hữu hiệu để bảo vệ gan.
Cần lưu ý thêm rằng, một số thói quen như nhịn tiểu vào buổi sáng, bỏ bữa sáng, ăn đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng là những hành động khiến lá gan của bạn “chết mòn”.
Để gan luôn trong tình trạng khỏe mạnh, cách tốt nhất là chúng ta nên tự tạo cho bản thân một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, điều độ, hợp khoa học.
Trần Quỳnh