Sushi món ăn Nhật Bản có nguồn gốc từ Đông Nam Á là sự kết hợp hài hòa, cân đối của cơm trộn giấm (shari) kết hợp với các nguyên liệu khác (neta). Neta và hình thức trình bày sushi rất đa dạng, nhưng nguyên liệu chính mà tất cả các loại sushi đều có là shari. Neta phổ biến nhất là hải sản. Mời các bạn hãy cùng với các chuyên gia của chúng tôi làm món sushi tôm trứng rất đơn giản sau đây nhé
Hướng dẫn cách làm sushi tại nhà đơn giản
Nguyên liệu để làm sushi này:
– 300g cơm: Cơm nấu bằng gạo sushi, bạn có thể thay thế bằng gạo dẻo (nhưng không nát) với tỉ lệ 9 phần gạo tẻ – 1 phần gạo nếp.
– 5 miếng rong biển cuộn cơm khổ lớn: Trên thị trường giá rong biển cuộn cơm rất đa dạng, bạn cần chọn mua loại tốt bởi vì cũng có loại kém chất lượng, dầy, bì, hôi, ăn đầy bụng.
– 2 quả trứng gà nhỏ
– 20g trứng tôm muối (bạn có thể thay thế bằng trứng cá hồi muối)
– 25ml giấm trộn sushi của Nhật: Bạn mua tại nơi bán đồ làm sushi, nếu không mua được giấm trộn sushi thì bạn có thể tự trộn tạm từ 15ml dấm gạo với 5ml rượu trắng nhạt (cho dễ bay hơi nước), 1 thìa cà phê đường và 1/4 thìa cà phê muối.
Cách làm sushi
Bước 1: trong các cách làm sushi nói chung, cách làm cơm rất quan trọng. Cơm cần chín tới, dẻo nhưng không ướt, rời hạt. Nhiều bạn cho rằng nếu không dùng gạo sushi, thì chỉ cần nấu cơm gạo ta nhão chút cho mềm dẻo là được. Như vậy không nên vì cơm dễ nát. Bạn nên dùng vừa nước, bật lại cơm trong nồi cơm điện hai lần để hạt cơm chín nục nhưng không nát rồi xới cơm ra khay rộng hoặc rá inox. Ngay khi cơm đang nóng, bạn rưới từng thìa nhỏ giấm trộn vào đều khắp mặt cơm, một tay đảo cơm nhẹ nhàng cho đều giấm (tránh làm nát cơm), đồng thời một tay cầm quạt nan quạt cho hơi cơm bay nhanh hơi nước để hạt cơm săn, ráo, không ướt nhão.
Cách làm sushi tôm trứng tại nhà rất đơn giản
Bước 2: thông thường trứng làm làm sushi được tráng mỏng thái sợi để trang trí phía trong, trong cách làm sushi này thì bạn tráng trứng thành 1 thanh tròn nhỏ. Đập trứng gà ra bát, đánh đều lòng đỏ rồi rán trứng bằng chảo chống dính. Đổ một lớp mỏng trứng trên chảo rộng, nếu chảo nhỏ thì chia trứng rán làm hai lần để được 2 thanh trứng, rán nhỏ lửa, trứng hơi se thì cuộn tròn mép vào giữa, cuộn cho tới khi hết trứng tạo thành một thanh trứng nhỏ dài và mềm.
Bước 3: bạn nên hơ miếng rong biển qua bếp nóng một một chút để nó mềm và bám dính cơm tốt hơn. Trải mành cuộn sushi ra, đặt miếng rong biển vào giữa, dàn một lớp cơm mỏng gần 1cm đều khắp mặt rong biển, rắc đều trứng tôm muối khắp bề mặt cơm.
Bước 4: cuộn cơm bằng mành cho đều, cuộn chặt từng vòng một, nhấc đầu mành ra khỏi cơm sau một một vòng cuộn, dùng chính các nan mành rỗ cho cuộn cơm săn tròn đều, cứ thế tiếp tục cuộn cho tới hết rong biển. Nếu bạn muốn làm lát sushi sau cùng to bản và nhiều hoa văn hơn thì có thể cuộn thêm một lượt nữa quanh phần vừa cuộn.
Bước 5: đây là bước tạo hình đặc biệt của cách làm sushi độc đáo, đẹp mắt này, bạn hãy chú ý nhé. Bạn thoa chút dầu ăn vào dao mỏng, sắc và cắt cuộn cơm làm đôi theo chiều dọc, rồi lại cắt làm đôi mỗi nửa cuộn cơm đó, để được 4 thanh cơm nhỏ. Đặt 2 thanh cơm lên đầu một miếng rong biển, phần cong phủ rong biển của mỗi thanh cơm hướng lên trên, đặt thanh trứng vào giữa hai thanh cơm rồi lại úp phần cong của hai thành cơm còn lại vào thanh trứng. Chỉnh sao cho các đường cong của các thanh cơm cân đối xung quanh thanh trứng. Cuộn thật chặt và đều tay toàn bộ phần cơm vừa xếp trên miếng rong biển phủ ngoài và nắn ép thành cuộn cơm vuông thành chứ không tròn.
Bước 6: cắt phần cơm thừa khỏi mép rong biển, cắt các lát sushi mỏng chừng 1,5cm – 2cm. Xếp các miếng sushi gối nhau nghiêng chéo trên đĩa.
– Chỉ với việc chẻ cuộn cơm làm tư và xếp nó lại trong một miếng rong biển bọc ngoài mà mỗi lát sushi của bạn giờ đây đã mang một họa tiết hình học hết sức đẹp mắt. Cách thức này đơn giản nhưng để tạo được các hoa văn cân đối, chính xác như vậy, bạn cần tỉ mỉ và rất đều tay trong từng thao tác nhỏ: đều tay trải cơm, rắc trứng tôm, đều tay cuộn cơm, đều tay cắt sushi, đều tay sắp xếp,… Hãy cẩn thận chút một để có miếng sushi vừa ý nhé!
Các nguyên liệu trong cách làm sushi độc đáo, đẹp mắt này cũng khá quan trọng, bạn có thể sáng tạo trong thay thế nguyên liệu nhưng phải đảm bảo sự hài hòa của nó trong mọi mặt: màu sắc, đường nét, dưỡng chất, vị giác,… Ví dụ với trứng tôm muối, nếu thay bằng cà rốt thái sợi sắt nhỏ, về mặt màu sắc và đường nét vẫn đảm bảo, nhưng khi ăn bạn không còn cảm nhận được vị ngọt đậm hải sản, vị thơm của đồ muối, vị dẻo của nhân trứng và độ giòn lạo xạo kích thích mạnh vị giác rất đặc trưng của loại trứng tôm.
Nếu muốn ăn sushi không cần thức chấm thì bạn có thể cho đủ gia vị đậm đà vào phần trứng rán, thông thường bạn nên để trứng nhạt và chấm sushi với nước tương hay mắm ngọt đập gừng thơm. Rong biển chính là thành phần rau, nó được sử dụng nhiều lớp trong cách làm sushi này nên bạn không cần phải cho thêm rau củ vào nữa. Sushi đúng là rất tuyệt vời trong việc cân đối dưỡng chất, tiện lợi khi sử dụng và đặc biệt là sự bắt mắt với các kiểu thức đa dạng!
Giới thiệu về sushi
Lịch sử của sushi
– Sushi bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ thứ 4 trước công nguyên tại Đông Nam Á. Với thành phần gồm cá ướp muối và được lên men với cơm, sushi đã trở thành nguồn cung cấp protein quan trọng. Cá làm sạch được ủ trong gạo và được bảo quản nhờ sự lên men tự nhiên của gạo. Loại sushi này được gọi là nare-zushi, sau vài tháng lên men sẽ được đưa ra tiêu thụ và số gạo lên men sẽ bị loại bỏ.Theo thời gian, nó được lan rộng ra khắp Trung Quốc, và sau đó khoảng thế kỷ thứ 8 sau công nguyên, trong thời kỳ Heian, nó được đưa vào Nhật Bản.
– Kể từ khi người Nhật thích ăn cơm cùng với cá, các món sushi, được gọi là Seisei-zushi, trở nên phổ biến vào cuối thời kỳ Muromachi. Loại sushi này được tiêu thụ trong khi cá vẫn còn tươi sống và gạo vẫn chưa mất đi hương vị của nó. Bằng cách này, sushi đã trở thành một món ăn hơn là một cách bảo quản thực phẩmSau đó trong thời kì Edo, người Nhật bắt đầu làm Hya-zushi như là một cách để ăn cá chung với cơm. Đây cũng là một món ăn duy nhất đại diện cho nền văn hóa của Nhật Bản. Thay vì chỉ được sử dụng cho quá trình lên men như trước đây, gạo được trộn với giấm và không chỉ kết hợp với cá mà còn kết hợp với nhiều loại rau khác nhau và các thực phẩm bảo quản khô khác.
– Ngày nay ở mỗi vùng của Nhật Bản vẫn giữ nguyên hương vị của riêng của nó bằng cách tận dụng các sản phẩm địa phương trong việc đưa ra các loại sushi khác nhau và đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.Vào đầu thế kỷ thế kỉ 19, khi Tokyo còn được gọi là Edo, ngành công nghiệp thực phẩm dịch vụ chủ yếu bị chi phối bởi các quầy hàng thực phẩm di động, nguồn gốc Nigiri-zushi bắt đầu từ đó. Edomae có nghĩa đen là “trước Vịnh Tokyo” là nơi tìm được cá tươi và rong biển ngon cho Nigiri-zushi. Kết quả là, nó còn được gọi là Edomae-zushi, và nó trở nên phổ biến trong cộng đồng người dân ở Edo và sau đó Yohei Hanaya, một đầu bếp trưởng sushi sáng tạo, đã cải tiến nó thành món ăn tuy đơn giản nhưng rất ngon. Sau đó, sau một trận động đất lớn ở Kanto vào năm 1923, Nigiri-zushi đã được lan truyền khắp Nhật Bản và những người đầu bếp làm Edomae-zushi đã trở nên phổ biến khắp nước Nhật.Trong những năm 1980, trong sự trỗi dậy của ý thức về tăng cường sức khỏe, sushi, một trong những bữa ăn lành mạnh, đã nhận được sự chú ý nhiều hơn nữa, do đó, Sushi bars đã được gia tăng tại Hoa Kỳ. Với việc giới thiệu máy làm sushi, kết hợp cùng khối lượng sushi được làm ra từ những kỹ năng tinh tế được sử dụng bởi các đầu bếp sushi, làm và bán sushi đã trở nên dễ tiếp cận hơn với các nước trên thế giới
Có nhiều loại sushi, tùy theo cách chế biến.
– Loại thứ nhất là sushi nắm, gọi là nigirizushi. Cơm sumeshi được đắp lên bằng một miếng tane. Ở giữa thường có một chút wasabi. Phía trên miếng tane có thể có một chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh thái nhỏ. Loại này phổ biến nhất.
– Loại thứ hai là sushi cuộn, gọi là makizushi được cuốn như các đồ ăn cuốn của Việt Nam, nhưng bên ngoài là lớp rong biển sấy khô.
– Loại thứ ba là sushi gói như bánh, gọi là oshisushi.
– Loại thứ tư là sushi lên men, gọi là narezushi. Sushi ủ trong một thời gian dài cho lên men.
– Loại thứ năm là sushi rán, gọi là inarizushi. Sushi tẩm xì dầu rồi rán trong dầu sôi.
– Mỗi địa phương ở Nhật Bản lại có những nét riêng trong chế biến sushi. Có thứ sushi, nhưng không làm từ hải sản và cũng không có sumeshi, mà lại là trứng trộn đường rán lên. Có loại sushi cuộn mà bên trong có natto, thứ đậu tương ủ cho lên men nổi tiếng của Nhật Bản.
Từ vựng sushi: các bạn hãy thao khảo thêm các từ vựng sử dụng khi thưởng thức món sushi nhé.
Arigato – Cám ơn
Chakin-zushi – Giấm gạo bọc trong một lớp trứng mỏng.
Chirashi(-zushi) – Các loại cá sống và rau quả trên cơm.
Domo (DOH moh) – Cám ơn
Edomae-zushi – Giống nigiri-zushi.
Gari – Giấm gừng
Gyoku – Trứng
Hashi – Đũa.
Inari-zushi – Giấm gạo và rau được bọc trong một túi đậu hũ chiên.
Itamae-san – Đầu bếp làm sushi
Kanpai – Tương đương với “Cạn ly”, người Nhật sử dụng khi uống
Konbanwa – Chào buổi tối
Murasaki – Nước tương.
Namida – Wasabi.
Neta – sushi đứng đầu.
Nigiri(-zushi) – Những miếng cá sống trên những viên cơm trộn giấm.
Nori – Các thực vật biển được sử dụng với sushi cuộn
Oaiso – Việc kiểm tra
Okanjo – Việc kiểm tra
Oshibori – Khăn nóng dành cho khách hàng tại sushibar
Oshinko- Đồ chua của Nhật
Oyasumi nasai – Chúc ngủ ngon
Sabinuki – Không có wasabi.
Sashimi – Cá sống được ướp lạnh, cắt lát và không có cơm
Shari – Viên cơm trộn giấm
Shoyu – Nước tương
Sumimasen – Xin lỗi.
-tataki -Được nghiền, hầu như là cá sống.
Tekka-don – Cơm với cá ngừ sống.
Uchiwa – Quạt, sử dụng để quạt cơm sushi.
Wasabi – Cải vàng Nhật Bản.
– Chúc các bạn có buổi cơm ngon miệng cùng với sushi nhé