Mẹo mua và bảo quản vải thiều ngon ngọt, cùi dày, không bị sâu đầu. Cách phân biệt vải thiều và vải lai, kinh nghiệm ăn vải thiều không bị nóng.
Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8 g dưới dạng bột hay sắc uống.
Tăng cường chức năng miễn dịch: cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp ích tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ xưa đến nay được xem là món ăn tẩm bổ.
Mẹo mua và bảo quản vải thiều ngon ngọt, cùi dày, không bị sâu đầu
1. Phân biệt vải thiều và vải lai:
– Vải thiều: có kích thước vừa phải, nhỏ hơn vải lai. Quả tròn đều, lớp vỏ sần sùi, thơm ngọt dịu hơn vải lai, hạt nhỏ, cùi dày.
– Vải lai thường to hơn, vị không ngọt đậm bằng, vỏ sần sùi hơn vải thiều, quả tương đối dài hơn mà hạt lại to.
2. Mẹo chọn vải tươi ngon, không sâu, không hư, cùi dày:
– Chọn vải còn dính nguyên với trùm, lá tươi, màu sắc quả vải tươi tắn, không bị dập nát, trái căng, vỏ không quá sần sùi. Nếu chọn những quả có cành lá héo khô, gãy dập thì là vải đã hái lâu, vận chuyển nhiều, tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời không còn ngon nữa.
– Ăn thử thấy thịt vải dễ long ra, nhiều nước, thơm, trắng và dày chứng tỏ vải chín, ăn sẽ ngon. Nếu phần thịt dính chặt với hạt là vải còn xanh, quả sẽ chua, không ngon. Nếu cùi vải có màu vàng, nước chua là vải thối, ủng.
– Chọn quả vải có hạt nhỏ bằng cách: chọn những quả hơi sần sùi, gân không đều, vành in sâu thì hạt sẽ nhỏ, cùi dày. Ngược lại, bề mặt quả phẳng và mịn thì hạt lại khá to. Bóp nhẹ quả vải thấy có tính đàn hồi, vỏ ngoài màu hồng đỏ, hơi chắc và cứng thì là vải ngon.
– Đầu vải: Quả vải thiều đầu nhọn hơn, đinh trên vỏ tương đối cao là vải chưa chín, ngược lại là vải đã chín.
3. Mẹo bảo quản Vải tươi lâu:
Cách 1:
– Khi đã chọn được những trùm vải ngon, bạn rửa sạch, bỏ đi những quả sâu, hư thối, chảy nước, cắt chừa lại đoạn cuống ngắn khoảng 1cm.
– Bảo quản bằng tủ lạnh thì rửa vải xong để thật ráo nước mới cho vào túi nilon, không để trực tiếp vải vào tủ lạnh vải sẽ bị khô, mất ngon. Nhiệt độ bảo quản tầm 2-3 độ C để vải được tươi lâu, nếu quá lạnh vải nhanh dập, cao hơn 3 độ C vải sẽ nhanh bị chua, hỏng.
– Cách này giúp vải để được 1 tháng mà không bị sâu đầu, thối và vẫn giữ được độ tươi.
Cách 2:
– Nếu không có tủ lạnh: Bạn chú ý bỏ những trái hư thối, dập nát để tránh lây sang quả khác. Chia chùm vải lớn thành nhiều túi khác nhau, chọn nơi thoáng mát để bảo quản vải.
Cách 3:
– Lột bỏ vỏ và hạt vải, cho cùi vải vào một hộp thủy tinh có nắp kín.
– Bảo quản vải trong ngăn đá, khi cần ăn thì lấy ra rã đông.
– Vải bảo quản theo cách này có thể dùng ăn trực tiếp hoặc nấu chè vải, kem vải… đều rất ngon, lại giữ được hương thơm, vịt ngọt tươi của quả vải trong thời gian dài.
Cách 4:
– Bạn cũng có thể sấy khô để ăn dần trong 1 năm.
4. Bí quyết ăn vải thiều mà không sợ nóng:
– Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2, C. Tuy nhiên, ăn vải nhiều rất dễ bị nóng, do chứa nhiều đường glucoza, khi ăn nhiều khiến gan tiết ra insulin để trung hòa lượng đường đó nên xảy ra phản ứng trong cơ thể có thể gây mệt mỏi, buồn nôn…
– Những người âm hư, cơ địa nóng, hay bị nhiệt hoặc tiểu đường cũng không nên ăn vải.
Để ăn vải thiều thoải mái mà không sợ bị nóng trong, bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây:
– Uống nước muối pha loãng, trà thảo dược, canh bí đao, chè đậu xanh… trước khi ăn vải.
– Ăn cả phần màng trắng sau lớp vỏ để giải nhiệt.
– Luộc vỏ quả vải và lá vải tươi để uống, giúp hạn chế khả năng gây nóng trong người khi ăn vải.
– Để giảm tính nóng của vải bạn có thể lột vỏ, giữ lại lớp lụa giữa vỏ và cùi vải, bỏ vào tô ngâm với nước muối khoảng 1,5h sẽ giúp giảm bớt sự nóng của quả vải ảnh hưởng đến cơ thể.
– Không nên ăn khi đói và ăn quá mười quả mỗi lần ăn.
Mẹo mua và bảo quản vải thiều không quá khó. Tuy nhiên, vải thiều ngon ngọt ăn quá nhiều sẽ không tốt, bạn hãy cân đối cho phong phú và phù hợp với sức khỏe của gia đình bạn nhé!