Hãy cùng Amthucquan.net tự tay làm các món ngon ngày tết cổ truyền Việt Nam và cùng tìm hiểu ở mỗi vùng miền đều có những món ăn đặc trung riêng của vùng miền đó .
1. Bánh chưng gấc dẻo:
Khi ăn, bạn sẽ thưởng thức được vị mặn ngọt của gấc và nhân bánh. Điều đặc biệt hơn là nhìn bên ngoài bánh vẫn xanh như bánh chưng xanh, nhưng khi bóc lá ra thì ruột lại đỏ au.
Bánh chưng gấc dẻo mới nhìn qua tưởng là xôi gấc nhưng lại không phải, vì gạo dẻo, nhuyễn hơn mà lại có vị mặn ngọt của quả gấc và nhân bánh có cả thịt nạc, đỗ, đường. Bánh không quá nhiề mỡ như bánh chưng thông thường. Chính sự kết hợp đó tạo nên sự hấp dẫn cả về mùi vị lẫn màu sắc.
Ngày nay, bánh chưng gấc không chỉ xuất hiện trong thực đơn các món ngon ngày tết mà còn được đặt trong các đàm cưới vì cái màu đỏ may mắn của bánh.
Là bánh chưng nhưng bánh gấc dường như lại không phải bánh chưng, vì nó tạo ra một hương vị rất mới.
Vì hương vị mà nó tạo ra rất mới và khác nên luôn có sự lôi cuốn đặc biệt với người thưởng thức.
2. Thịt bò kho quế miền bắc
Miếng bò nạm không quá dày nhưng rất ngon, nêm thêm với chút nước cốt tỏi, mắm muối rồi cho thịt ba chỉ cắt miếng mỏng vào chính giữa, sau đó cuộn tròn rồi dùng lạt buộc cho chặt rồi cho vào chảo chiên sơ trước khi thả vào nồi kho. Cho miếng thịt đã chiên vào nồi nước sôi có sẵn xì dầu, nêm thêm chút đường và cho vào một miếng quế nhỏ rang thơm rồi nấu cho đến khi thấy thịt bò mềm thì vớt ra, để cho nguội. Sau đó,tháo lạt ra và cắt thành từng khoanh trò, miếng thịt bò đạt yêu cầu phải mềm mà chắc chứ không bị nát, hào lẫn với màu nâu của thịt bò là màu trắng của mỡ heo, màu trong của da heo. Món này được ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp cũng rất ngon. Thường để kịp cúng trưa Ba mươi và mấy ngày Tết , món này sẽ được chuẩn bị từ ngày hai mươi chín Tết. Nếu nhà bạn không có sẵn dưa hành ăn cùng với thịt bò kho thì có thể ăn cùng gừng cắt sợi nhuyễn.
3. Giò heo hon miền trung
Món này sử dụng nguyên liệu chính là thịt chân giò (giò heo), có màu vàng của nghệ, khi ăn có mùi thơm thơm và mềm, rất được mọi người ưa chuộng trong những ngày Tết ở miền trung. Thịt giò sau khi mua về rửa sạch sẽ cắt thành miếng vuông bằng đốt tay cái rồi ướp chung với nghệ tươi giã nát, và nêm ít gia vị như nước mắm, muối, đường và để làm món ăn thêm phần đạm đà không thể thiếu chút ruốc Huế. Rồi cho vào chảo đảo cho săn, cho nước vào xâm xấp chân giò,rồi để lửa riu riu cho đến khi thịt mềm, sau đó cho thêm đậu phộng luộc chín, bóc vỏ vào; nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm chút ớt bột, hoặc chờ thịt chín, cho vào vài trái ớt giã nhuyễn, nhớ là phải bỏ thêm chút sả giã thật nhuyễn. Miếng thịt hon ăn kèm với cơm nóng, lại thêm một ít măng muối, hay húp chút canh chua măng nấu cua thì còn gì bằng. Đây là món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ miền Trung.
4. Cá kho nước dừa miền nam
Cá lóc tươi sau khi mua về làm thật sạch, ướp thêm chút, đường, muối, nước cốt chanh cùng với thịt ba rọi cắt cỡ ba ngón tay cũng nêm nếm như cá, đem ra phơi nắng khoảng một tiếng rồi lấy vào kho. Khi gia vị đã thấm vào thịt cá và thịt heo sẽ được thả vào nồi nước dừa tươi đang sôi, cho vào chút nước mắm ngon, kho với lửa riu riu cho đến khi cá chín, thịt heo mềm rục, nước trong nồi chuyển sang màu vàng nâu là nồi cá đã đạt. Sau đó lấy bánh tráng thêm ít rau sống, các loại rau thơm, chút bún, ít dưa giá, kiệu chua rồi bẻ miếng cá và gắp một ít thịt cho vào rồi cuộn lại, chấm với chính nước cá kho. Với món này, cá không còn mùi tanh, thịt lại mềm mềm, béo ngậy trong miệng.
Các món ngon ngày Tết trên đây không quá khó làm cũng không mất nhiều thời gian của bạn. Hãy cùng người thân chuẩn bị thật chu đáo chào đón Tết đến. Chúc bạn vui vẻ trong dịp xuân về!